Để sở hữu một...
Ván sàn công nghiệp...
Một sàn nhà mới...
1. Bề mặt vân lụa.
Bề mặt vân lụa (Smooth Surface) có ưu điểm vân gỗ mịn màng, dễ lau chùi, dễ vệ sinh. Ngoài ra, mặt trơn cho ta cảm giác mát mẻ, ấm áp, gần gũi hơn khi sử dụng và cả khi nằm ngủ trên mặt sàn. Đối với nhà ở đi chân không, các trường học mầm non, thì mặt trơn cảm giác đã hơn và không bị nhám chân.
Yếu tố quan trọng nhất khi dùng sàn mặt trơn đó chính là bề mặt luôn luôn sạch sẽ, dễ vệ sinh và không bám bụi. Bề mặt vân lụa lau chùi rất dễ và cảm giác đi chân không rất sướng.
2. Bề mặt vân sần.
Sàn nhựa vân sần (Deep Emboss) hay còn gọi là bề mặt nhám được tạo ra với mục đích tăng cường chống trượt. Tuy nhiên, được này, mất kia, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bám bụi, khó vệ sinh, khó lau chùi và cảm giác đi chân không rất khó chịu.
Đối với mặt sần, có thể hợp với khu vực công cộng, văn phòng. Vì người ta cho rằng, mặt nhám, sần có thể chống trượt tốt. Tuy nhiên, việc vệ sinh sàn mặt sàn rất khó khăn, và lau chùi rất vất vả.
4. Kết luận - Nên chọn bề mặt vân lụa (Trơn)
Bản chất cấu tạo sàn nhựa vinyl đã có tính năng chống trơn trượt. Một minh chứng rõ ràng nhất chúng ta có thể thấy ở bề mặt sàn vinyl cuộn (Roll vinyl), dù là dòng vinyl đồng nhất (Homogeneous) hay không đồng nhất (Hetergeneous) dùng cho Trường học, Y tế, Bệnh viện….chúng đều có bề mặt trơn. Nên chẳng có lý do gì chúng ta phải sử dụng bề mặt nhám, sần cho sàn nhựa vinyl dạng tấm ghép LVT (Luxury Vinyl Tiles).
Ngoài ra, với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi hiểu giải pháp sàn vinyl mặt trơn vẫn là tối ưu vì: Dễ vệ sinh, cảm giác sướng chân, thân thiện với môi trường, mặt sần khó vệ sinh, thường bám bụi.
2019 Copyright © CTY TNHH SÀN GỖ - NỘI THẤT LÊ THĂNG
Đang online: 162 | Truy cập ngày: 228 | Tổng truy cập: 329893